Tạp chí Nikkei Asian Review mới có bài đánh giá thị trường OTT Việt Nam, và nhận định sự phổ biến của Zalo chứng minh rằng sản phẩm ngoại không phải lúc nào cũng thắng thế.
Dù đầu tư khá nhiều nguồn lực tại thị trường chiến lược Đông Nam Á nhưng Line, Viber, WeChat và các ứng dụng nhắn tin quốc tế vẫn khác chưa kiểm soát được thị trường Việt Nam. Thay vào đó, ứng dụng nhắn tin nội địa tai zalo phien ban 1.2.2 lại đang rất phổ biến với với 12 triệu người dùng.
Thành công của Zalo được Nikkei lý giải là nhờ sự ủng hộ của người dùng Việt Nam. Tạp chí Nhật Bản này cho rằng người Việt rất yêu nước, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn.
Vì thế, các sản phẩm nội địa, bao gồm cả các dịch vụ công nghệ cao, đều được hưởng lợi vì yếu tố này.Zalo cũng được người sử dụng đánh giá cao ở khả năng vận hành ổn định và tương thích với dòng smartphone cấp thấp.
Chia sẻ với phóng viên Elisabeth Rosen, một người sử dụng cho biết hầu hết bạn bè sở hữu smartphone của anh đều thích Zalo hơn các ứng dụng khác: “Zalo nhanh chóng và thuận tiện. Khi sử dụng trên các dòng điện thoại có ram nhỏ và chip yếu thì không bị chập chờn.”
Ra mắt vào năm 2012, chiến lược của OTT này là tập trung phục vụ thị trường nội địa. Ông Vương Quang Khải, lãnh đạo dự án Zalo chia sẻ rằng: “Chúng tôi đầu tư nhiều vào việc nhắn tin nhanh, ổn định. Ứng dụng cũng được thiết kế để chạy tốt trên hạ tầng trong nước và phù hợp với các dòng điện thoại thông minh cấp thấp.”
Theo Nikkei, chiến lược này được các chuyên gia nhận định là động thái thông minh của Zalo, ít nhất là trong ngắn hạn.
Ông Vaughan Ryan, Giám đốc điều hành Nielsen tại Việt Nam cho rằng: “Đây là một chiến lược tốt cho Zalo vì thị trường Việt vẫn còn rất nhiều khoảng trống. Giá cước 3G đang đắt dần lên nên người tiêu dùng sẽ tìm đến các ứng dụng nhắn tin miễn phí để tiết kiệm chi phí.”
Việt Nam là một trong những thị trường điện thoại thông minh phát triển nhanh nhất trên thế giới do có nhiều người trẻ yêu công nghệ và dân số ngày càng thu nhập ổn định.
Theo Nielsen, hiện tại có khoảng 19 triệu người sử dụng điện thoại thông minh, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị.
Với mảnh đất nhiều cơ hội này, các công ty Internet nước ngoài “ôm mộng” thâm nhập thị trường Việt sẽ nhanh chóng nhận ra rằng các công ty trong nước có một lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Thành công của Zalo cho thấy sản phẩm ngoại không phải lúc nào cũng thắng thế ở thị trường Việt.
“Nếu một công ty nước ngoài muốn phát hành sản phẩm ở Việt Nam, họ cần phải hiểu văn hóa Việt Nam để thích nghi. Điều này nghĩa là phải Việt hóa sản phẩm, tích hợp cổng thanh toán nội địa và sử dụng các kênh phân phối địa phương,” một chuyên gia trong ngành cho biết.